Rau xanh tăng giá sau bão
Ảnh hưởng của cơn bão số 3 cộng với mưa lớn trong nhiều ngày làm cho giá các mặt hàng thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh có sự biến động tăng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến là các loại rau, củ, quả.
Có 19 kết quả được tìm thấy
Ảnh hưởng của cơn bão số 3 cộng với mưa lớn trong nhiều ngày làm cho giá các mặt hàng thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh có sự biến động tăng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến là các loại rau, củ, quả.
Khu vực miền Bắc thời điểm này tuy thời tiết nắng nóng, nhưng lại xuất hiện những cơn mưa cuối ngày nên thuận lợi cho rau xanh phát triển. Do vậy, dù đang vào cao điểm mùa hè, nguồn cung rau xanh rất dồi dào, giá cả ổn định. Tuy nhiên, một số loại củ, quả tăng giá.
Ông Phạm Hữu Năm, thôn 8, xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) từng mang thương hiệu ông Năm "cà chua" những năm trước, khi có những năm ông thu hoạch gần 20 tấn cà chua sạch, vào cả chính vụ và trái vụ, thu lãi hàng trăm triệu đồng. Giờ đây, không chuyên về trồng cà chua như trước, ông Năm chuyển sang trồng đa dạng các loại rau, củ, quả sạch như dưa leo, cà chua, khoai sọ và chăn nuôi thêm bò, gà... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Từ số vốn ban đầu chỉ có 500 nghìn đồng, đến nay, ông Năm đã có số tiền trên 1,3 tỷ đồng gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Khảo sát thị trường hàng hóa sau Tết tại các chợ dân sinh và siêu thị cho thấy, hầu hết các loại hàng hóa đều không tăng, một số mặt hàng còn có số lượng khá dồi dào và giảm nhẹ, như thịt lợn, rau xanh, củ quả các loại...
Nhộn nhịp, tấp nập việc giao thương hàng hóa nông sản như rau xanh, củ quả từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến khoảng 5 giờ sáng ngày hôm sau tại chợ Rồng (thành phố Ninh Bình) đã trở thành nét đặc trưng riêng có tại chợ nhiều năm qua. Đây là khu chợ đầu mối lớn nhất tỉnh trong cung cấp nông sản cho hộ kinh doanh nhà hàng, các tiểu thương buôn bán lẻ tại các chợ quê, chợ phiên tại các xã, phường trên địa bàn thành phố và các huyện, tỉnh lân cận.
Nhộn nhịp, tấp nập việc giao thương hàng hóa nông sản như rau xanh, củ quả từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến khoảng 5 giờ sáng ngày hôm sau tại chợ Rồng (thành phố Ninh Bình) đã trở thành nét đặc trưng riêng có tại chợ nhiều năm qua. Đây là khu chợ đầu mối lớn nhất tỉnh trong cung cấp nông sản cho hộ kinh doanh nhà hàng, các tiểu thương buôn bán lẻ tại các chợ quê, chợ phiên tại các xã, phường trên địa bàn thành phố và các huyện, tỉnh lân cận.
Thời điểm tiết trời giao mùa cũng là lúc các loại rau củ quả đa dạng, góp phần làm phong phú cho mâm cơm của mỗi gia đình. Trong đó, các loại rau củ quả có xuất xứ từ Đà Lạt đang dần chiếm lĩnh thị trường Ninh Bình.
Các nhà nghiên cứu phát hiện các bệnh nhân ăn uống theo chế độ nhiều rau, củ quả ít gặp vấn đề về nhai, nuốt và viêm niêm mạc miệng trong 1 năm sau thời gian điều trị.
Mấy năm gần đây, mô hình trồng rau, củ, quả trong nhà lưới, nhà màng được nông dân Ninh Bình đầu tư phát triển khá nhiều. Việc sử dụng các thiết bị vật tư chuyên dụng cho môi trường nhà màng cũng được bà con hết sức quan tâm. Đáp ứng nhu cầu này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hoàn thiện và chuyển giao kỹ thuật làm giàn bằng dây treo, thay thế phương pháp làm giàn truyền thống trong canh tác những cây thân mềm, thân leo, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất.
Tích tụ, tập trung đất đai, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mô hình trồng rau, củ, quả tại Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ xanh (xóm 4, xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh) đang chiếm được lòng tin người tiêu dùng nhờ quản lý tốt vấn đề an toàn thực phẩm.
Yên Khánh là huyện trọng điểm của tỉnh về sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng duy trì trên 19.000 ha/năm, tập trung chủ yếu là cây lúa, một số cây hoa màu và rau các loại. Hàng năm, huyện cung cấp khoảng gần 100 ngàn tấn lương thực có hạt và 50 ngàn tấn thực phẩm rau, củ quả các loại phục vụ cho nhu cầu đời sống dân sinh.
Đây là câu chuyện có thật tại mô hình trồng rau, củ, quả an toàn ứng dụng công nghệ cao của gia đình anh Lê Văn Tiên tại thôn Văn Hà 2, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn. Hệ thống có tên gọi APPA do Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ cho gia đình anh Tiên từ tháng 8/2018, đã giúp tự động hóa một số khâu trong gieo trồng rau màu. Việc theo dõi và điều khiển hệ thống được thực hiện thông qua một phần mềm được cài đặt trên chính chiếc smartphone (điện thoại thông minh) của anh.
Mong muốn có nông sản sạch đến với người tiêu dùng, lại được Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho vay một phần vốn, anh Mai Văn Bản, thôn Bồ Vi 2, thị trấn Yên Thịnh (huyện Yên Mô) đã đầu tư nhà lưới rộng hơn 1 nghìn m2 trồng rau, củ, quả.
"Thương người cha quanh năm vất vả với nghề nông, tôi không an tâm làm ăn nơi đất khách quê người nên về quê lập nghiệp với tâm huyết là sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao trên chính mảnh đất của gia đình. Đây là hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp với sản phẩm làm ra bán có giá cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đang "khát" rau sạch, cùng với đó là bảo vệ sức khỏe chính mình". Đó là những chia sẻ của anh Lê Văn Tiên, chủ trang trại sản xuất rau, củ, quả an toàn ứng dụng công nghệ cao ở thôn Văn Hà 2, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn.
Là mặt hàng nông sản gắn liền với đời sống, việc lựa chọn rau củ quả "sạch" cho bữa cơm gia đình luôn được người dân ưu tiên lên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe. Với mong muốn tạo ra nguồn thực phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, ông Lại Văn Luân ở khu phố 4, thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh đã mạnh dạn đầu tư trồng rau sạch trong nhà lưới và thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Đinh Thị Giang ở xóm 8, xã Thượng Kiệm (Kim Sơn) vừa đúng thời điểm anh chị đang chuẩn bị cho xe hàng gồm hơn 3 tạ mướp và một số loại rau, củ, quả khác để xuất bán lên thành phố Ninh Bình. Được biết đây là những nông sản sạch do trang trại của gia đình chị Giang sản xuất và thu gom từ một số hộ dân xung quanh.
Chỉ cho chúng tôi xem vùng đất đang trồng và dự kiến sẽ mở rộng theo hướng hình thành trang trại rau, củ, quả, ông Trần Văn Viết, Giám đốc HTX nông nghiệp Đại Phú, xã Ninh Khang (Hoa Lư) cho biết: Bước đầu HTX mới thực hiện trên diện tích 2,1 ha và dự kiến sẽ mở rộng lên trên 7 ha (bao gồm toàn bộ diện tích đất màu dọc theo đê sông Đáy).
Hiện nay, tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, nấm ăn được bày bán khá phổ biến, nhưng đa phần các sản phẩm này đều không có hạn sử dụng, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc và được bày bán sơ sài, để lẫn với các loại rau củ quả khác, không bảo quản lạnh, thậm chí phơi nắng.
Trong báo cáo công bố ngày 27/2, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, khối lượng lương thực bị lãng phí hoặc thất thoát mỗi năm trên thế giới lên tới 25-33%. Ngũ cốc, rau, củ, quả là loại thực phẩm bị lãng phí nhiều nhất.